Gần đây nhiều bên hay tung ra các bộ “đoán đề” như một cách
thu hút học viên. Kèm theo đó là những dự đoán về độ khó của đề sẽ thay đổi
theo những thời điểm nhất định. Mình có quan điểm khá trái chiều về hành động
trên. Vậy có thực sự là có 1 thời điểm “vàng” để đăng ký thi?
Thứ nhất, về phía đơn vị ra đề, theo mình, IELTS là một kỳ
thi chuẩn quốc tế, ngân hàng đề được xây dựng rất kỹ lưỡng để đảm bảo độ khó đồng
đều để đánh giá chính xác thí sinh. Không phải ngẫu nhiên mà IELTS trở thành 1
chuẩn được tin cậy ở nhiều quốc gia như vậy.
Do đó, mình không tin là có lý do nào đó để cho Cambridge
đưa ra những đề khó hơn, hoặc dễ hơn trong năm cả. Có thể việc các bạn nhìn thấy
có 1 số thời điểm đề Writing hoặc Speaking dễ hơn, chính xác là nó “gần gũi” với
cuộc sống hơn thì bạn cho rằng dễ. Tuy nhiên, nếu theo những cuốn Cambridge, đặc
biệt là những cuốn gần đây như 10-11-12 thì rõ ràng nếu Writing mà vào chủ đề
“lạ” thì Reading, Listening sẽ lại vào chủ đề “gần gũi” và ngược lại. Đâu đó,
mình tin Cambridge phải tạo ra 1 sự cân bằng trong các đề, nhằm đảo bảo công bằng
cho mọi thí sinh.
Nhưng cơ bản thì vấn đề “chủ đề” cũng dễ với người này, khó
với người kia nên rất vô cùng.
Thứ hai, mình không ưa cách luyện thi mà chăm chăm vào việc
đoán đề, học tủ, vì mình hiểu rằng có xác suất “trúng tủ” thì sẽ có xác suất “tủ
đè”. Và Uplus của mình cam kết rất lớn về mặt đầu ra cho học viên nên chẳng may
học viên bị tủ đè thì bọn mình chịu thiệt lớn vô cùng.
Do đó, hướng đi của phía mình là làm sao giúp cho học viên
có thể “nhạc nào cũng nhảy”. Bởi xa hơn IELTS, thì đã học tiếng Anh, các bạn
nên học sao cho sau này dùng được. Khi đi làm, đi du học rồi thì đào đâu ra ông
thầy nào cho bạn “bộ đề” đúng không?
Mà đấy, nếu nhạc nào cũng nhảy thì đề nào cũng vậy thôi.
Thay vì cho học thuộc lòng, Uplus chú trọng nhiều hơn ngữ pháp (thứ có thể áp dụng
vào tất cả các topic) hoặc cách để lái topic của đề ra về chủ đề mình biết, ưa
thích để nói cho trôi chảy.
Như vậy, về phía người ra đề (Cambridge) & người học,
mình nghĩ không có chuyện đề khó đề dễ ở đây, và đề cũng không phải vấn đề mà người
dạy là mình quan tâm.
Nhưng, mình vẫn coi là có 1 số thời điểm mình vẫn khuyên học
viên nên đăng ký thi vì nó xuất phát từ stake holder còn lại – người chấm.
Ngày xưa thì mình cứ nghĩ Examiner IELTS được đào tạo rất
bài bản, đến mức họ sẽ chấm như 1 cỗ máy, trăm người như một. Nhưng gần đây,
mình lại có được thông tin rằng Examiner chỉ được đào tạo trong 3 ngày mà thôi.
Từ thời điểm ấy, mình cũng cảm giác hơi mất niềm tin vào các Examiner – người sẽ
chấm Speaking & Writing của các bạn. Reading, Listening thì trắc nghiệm rồi
ko nói nhé.
Được đào tạo ngắn hạn, số lượng người thi ngày càng lớn, sự ức
chế cũng càng ngày gia tăng khi cứ nghe đi nghe lại mấy câu trả lời dập khuôn
do học thuộc lòng thì khó lòng mà Examiner công tâm được.
Ai cũng vậy, khi quá tải thì chúng ta thường làm mọi việc một
cách cảm tính hơn, thiếu chính xác hơn. Do đó, mình vẫn khuyên học viên nếu có
thể, nên né những đợt mà nhiều bạn sắp đi du học sẽ cuống cuồng thi.
Các đợt này sẽ bao gồm các kỳ nhập học đi Mỹ & đi Anh, đặc
biệt là đi Anh dạo này mình thấy rất đông như tầm tháng 7, tháng 8 (chuẩn bị
cho kỳ nhập học tháng 9).
Nhưng trên hết, thời gian “Vàng” hay không là ở “bạn”.
Tất cả những điều trên ta đều không thay đổi được, điều duy
nhất bạn có thể kiểm soát là chính bạn.
-
Hãy thi khi bạn cảm thấy sẵn sàng, nhưng đừng
bao giờ đợi mình tự tin 100% cả, vì thời điểm đó không tồn tại đâu 😊)
-
Luôn để cho mình thời gian để có thể thi lại lần
thứ 2. Khi nước đến chân mới nhảy, tâm lý lo lắng bồn chồn, bạn rất dễ căng thẳng
và thi không hiệu quả. Với một bài thi kéo dài
-
Nếu có thể hay xem thời tiết và địa điểm thi cho
thuận tiện và phù hợp
-
Thi ở thời điểm có sức khỏe tốt, tránh lúc vừa ốm
xong, cơ thể suy nhược, mỏi mệt
Trên đây là suy nghĩ của mình về thời điểm để thi trong 1
năm. Còn ngoài ra các bạn cũng cần cân nhắc đến việc năm nào thì nên thi theo
nhu cầu cá nhân. Với mình thì mình nghĩ nếu các bạn xác định đi du học hoặc đi
làm ngay sau khi tốt nghiệp, hãy thi IELTS từ đầu năm 3 hoặc cuối năm 2 (tùy đợt
ra trường và nhập học).
Như thế, lúc ra trường chứng chỉ vẫn còn hạn, mà trong năm
3, năm 4 là thời điểm các bạn cũng sẽ có thêm cơ hội được tham gia các chương
trình exchange, thực tập và lúc ấy những người có điểm IELTS đương nhiên CV
cũng đẹp lên ít nhiều chứ. Chưa kể là bạn học trước thì lúc vào năm 3, năm 4 bạn
có thể học thêm chứng chỉ nghề như CFA, ACCA,… lúc đó mà còn để IELTS làm vướng
chân thì thật đáng tiếc.
Còn với những bạn có nền tảng tiếng anh tốt từ hồi thì cấp
3, thì mình khuyên là nên thi luôn, tránh để rơi rụng kiến thức, rất phí. Bạn
thi xong rồi, sẽ có nhiều cơ hội đến với bạn, mà đằng nào mình cũng khá tiếng
Anh rồi, thì lúc cần thi lại để đi du học thì cũng chẳng vấn đề đâu. Nhưng thi
sớm từ bây giờ thì vô vàn cái lợi.
Thời gian bắt đầu học thì tùy người, tùy xuất phát điểm nên
mình không dám nói, nhưng thông thường nếu học thong dong chắc cũng mất khoảng
3-4 tháng. Có thể ngắn hơn nếu các bạn đốt cháy giai đoạn, hoặc học gạo để lấy
điểm, nhưng đó không phải điều mình khuyến khích.
Hãy luôn tính toán để có thời gian phát sinh nữa, mình nghe
nhiều bạn kể đi học chỗ cô này thầy nọ xong chả thấy lên trình độ gì cả, thế là
lại phải đổi chỗ học, nên tốt nhất cứ dư ra tầm 3-4 tháng “dự bị” nhé.
P/s: Mình nghĩ học tiếng Anh cũng là một phương án hay khi
các bạn chưa biết sự nghiệp của mình sẽ theo ngành nào. Tiếp xúc với IELTS các
bạn cũng sẽ được biết thêm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, gặp gỡ nhiều bạn ở
các lĩnh vực khác nhau, biết đâu cơ hội nào hay ho sẽ đến. Vậy hãy học khi còn
đang rảnh bởi dù nó không phải điều kiện đủ, nhưng chắc không ai phản đối rằng
tiếng Anh là một điều kiện cần then chốt cả khi học, làm việc hay du lịch :D
Đăng nhận xét