Học sao để vừa đạt điểm IELTS, vừa ứng dụng thực tế?

Làm thế nào để việc học Tiếng Anh trở nên ý nghĩa hơn mà vẫn đảm bảo đầu ra để du học / đi làm?
Như trong post hôm trước có chia sẻ Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”
Mình rất hiểu tại sao các trung tâm ít khi cho học viên học những học liệu “meaningful”.  Họ có 1 áp lực lớn là phải tập trung vào cái khách hàng muốn nhất. Đó là điểm số được nâng cao trong 1 thời gian hữu hạn.
Những nhu cầu như kiểu “3 tháng tăng 1 band”, “tăng 1 band score với chỉ 72h ôn tập” trở thành những “catchy phrases” để thu hút khách và vô hình chung khiến thị trường bây giờ đi đâu cũng chỉ chăm chăm vào 2 câu hỏi: “Tăng được bao nhiêu điểm?” & “Làm điều đó trong bao lâu?”
Mình đồng ý việc học tiếng Anh trong 1 thời gian ngắn là nhu cầu hợp lý của học viên vì còn bao nhiêu việc khác phải làm mà.
Như vậy cách làm dễ thấy mà nhiều bên đang áp dụng là: “Làm đề, làm đề & làm đề”, thậm chí là học thuộc luôn đáp án mẫu.
Đó là cách nhiều nơi làm, và nó hợp lý vì nhiều học viên cũng muốn vậy, và chấp nhận vậy.
Tuy nhiên, giả sử
-      Bạn ghét cày đề vì nội dung đề quá nhạt nhẽo, bạn đã đành phải cày suốt thời cấp 3 rồi
-      Bạn cày hoài mà tốc độ cải thiện rất chậm
-      Bạn không muốn học thuộc lòng vì chẳng may đề ra khác 1 chút (ngắn hạn) hoặc giả dụ đi làm, du học thì làm gì có đề mà học thuộc.
-      Bạn muốn đằng nào cũng học tiếng Anh, thì bạn phải được đọc, được nghe những thông tin hữu ích, được nói, được viết về những vấn đề thiết thực.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vậy thì làm thế nào để học hiệu quả? Và vẫn đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian?
1.       Vẫn phải làm đề, nhưng làm ít thôi, quan trọng là sau mỗi bài, bạn phải thống kê được mình yếu điểm gì? Mạnh điểm gì? Có tiến triển gì không? Nếu không, tại sao?
Ngày xưa có bạn hỏi tại sao mình chạy được 10km liên tục. Mình nói đơn giản, mình có 1 chiếc đồng hồ thông minh, theo dõi được số km mình chạy mỗi ngày. Cứ thế mình nhìn vào đó, ngày hôm sau cố gắng cao hơn ngày hôm trước 200 – 300m, dần dần mình đạt được mốc 10km.  (như ảnh)
Nếu được theo dõi, bạn sẽ có động lực rất lớn để vượt lên chính mình.
Và giờ, may thay, nhờ công nghệ, rất nhiều dữ liệu học tập của học viên có thể được ghi lại dễ dàng, và yên tâm đi, mình sẽ là người ghi lại, các bạn chỉ phải nhìn kết quả thôi :v
2.       Biết mình yếu gì thì cải thiện nó, giỏi rồi thì duy trì thôi
Chắc bạn nào đi học tiếng Anh rồi sẽ gặp trường hợp là bạn đã rất giỏi Reading rồi, nhưng giáo viên cứ bắt làm đề đi làm đề lại, trong khi Speaking thì bạn đang rất ú ớ.  Hoặc trong một đề Reading, bạn đã rất giỏi dạng True False Not Given rồi mà cứ phải làm đi làm lại, trong khi thấy mình sai liên tiếp ở dạng Headings.
Khi hỏi giáo viên thì lại nhận được câu trả lời xanh rờn “Practice makes perfect” :v
Mình không nói câu đó sai, nó rất đúng, chỉ tiếc là nó được vận dụng chưa chính xác. Đúng ra giáo viên nên giao nhiều bài tập cho cái bạn yếu, ít bài tập hơn cho cái bạn đã mạnh (mình đang nói trong khuôn khổ luyện thi IETLS thôi nhé, đừng bạn nào bảo dùng luật 80 – 20 vào trường hợp này nha :v). Như vậy, nhờ đó cái gọi là “perfect” khi practice sẽ đến sớm hơn rất nhiều
ð  Điều này rất đúng bởi như kiểu bạn đi khám bệnh, bạn đau ở chân thì bạn muốn được khám và chữa chân chứ bạn đâu muốn suốt ngày khám tổng thể cho tốn kém phải không?
Nếu đúng thế tại sao ít các trung tâm hay thầy cô làm? Mình có khảo sát với một vài thầy cô có tâm thì họ đều muốn được cá nhân hóa cho học sinh nhưng thời gian đâu & công sức đâu, như vậy quá mệt mỏi so với việc cứ bê 1 giáo trình soạn sẵn và giảng. Tại sao phải sửa 1 thứ “chưa hỏng lắm”?
Well, về phía mình thì mình nghĩ học viên xứng đáng được nhiều hơn thế, và mình bỏ công sức, và 1 lần nữa, nhờ công nghệ, điều đó không quá khó khăn.
Như mình có nói ở post trước, “vấn đề” sẽ được giải quyết nếu người ta muốn “giải quyết” và mình thì RẤT RẤT RẤT MUỐN GIẢI QUYẾT.
Tóm lại, mình không muốn học viên phải
1.       Học cái họ không thích
2.       Làm đi làm lại cái họ đã ổn rồi
3.       Mất nhiều thời gian vào những cái có thể tự học ở nhà
Thay vào đó, MONG ƯỚC CỦA MÌNH LÀ
1.       Học viên được học những kiến thức có ý nghĩa không chỉ về tiếng Anh, mà còn cho cuộc sống của họ
2.       Học viên thật sự tập trung vào việc cải thiện những cái họ yếu, mà không mất quá nhiều thời gian
3.       Học viên được theo dõi tận tình & được cá nhân hóa giáo trình cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể

2 năm trước mình nghĩ điều này là không thể, nhưng “Công nghệ đã tiến lên phía trước”, mình sẽ “không bị bỏ lại phía sau”.
Đăng ký lịch hẹn để được tư vấn chuyên sâu tại ĐÂY

Tham khảo thêm các khóa học của chúng tôi tại ĐÂY



Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.