tháng 3 2014

Làm thế nào để việc học Tiếng Anh trở nên ý nghĩa hơn mà vẫn đảm bảo đầu ra để du học / đi làm?
Như trong post hôm trước có chia sẻ Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”
Mình rất hiểu tại sao các trung tâm ít khi cho học viên học những học liệu “meaningful”.  Họ có 1 áp lực lớn là phải tập trung vào cái khách hàng muốn nhất. Đó là điểm số được nâng cao trong 1 thời gian hữu hạn.
Những nhu cầu như kiểu “3 tháng tăng 1 band”, “tăng 1 band score với chỉ 72h ôn tập” trở thành những “catchy phrases” để thu hút khách và vô hình chung khiến thị trường bây giờ đi đâu cũng chỉ chăm chăm vào 2 câu hỏi: “Tăng được bao nhiêu điểm?” & “Làm điều đó trong bao lâu?”
Mình đồng ý việc học tiếng Anh trong 1 thời gian ngắn là nhu cầu hợp lý của học viên vì còn bao nhiêu việc khác phải làm mà.
Như vậy cách làm dễ thấy mà nhiều bên đang áp dụng là: “Làm đề, làm đề & làm đề”, thậm chí là học thuộc luôn đáp án mẫu.
Đó là cách nhiều nơi làm, và nó hợp lý vì nhiều học viên cũng muốn vậy, và chấp nhận vậy.
Tuy nhiên, giả sử
-      Bạn ghét cày đề vì nội dung đề quá nhạt nhẽo, bạn đã đành phải cày suốt thời cấp 3 rồi
-      Bạn cày hoài mà tốc độ cải thiện rất chậm
-      Bạn không muốn học thuộc lòng vì chẳng may đề ra khác 1 chút (ngắn hạn) hoặc giả dụ đi làm, du học thì làm gì có đề mà học thuộc.
-      Bạn muốn đằng nào cũng học tiếng Anh, thì bạn phải được đọc, được nghe những thông tin hữu ích, được nói, được viết về những vấn đề thiết thực.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vậy thì làm thế nào để học hiệu quả? Và vẫn đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian?
1.       Vẫn phải làm đề, nhưng làm ít thôi, quan trọng là sau mỗi bài, bạn phải thống kê được mình yếu điểm gì? Mạnh điểm gì? Có tiến triển gì không? Nếu không, tại sao?
Ngày xưa có bạn hỏi tại sao mình chạy được 10km liên tục. Mình nói đơn giản, mình có 1 chiếc đồng hồ thông minh, theo dõi được số km mình chạy mỗi ngày. Cứ thế mình nhìn vào đó, ngày hôm sau cố gắng cao hơn ngày hôm trước 200 – 300m, dần dần mình đạt được mốc 10km.  (như ảnh)
Nếu được theo dõi, bạn sẽ có động lực rất lớn để vượt lên chính mình.
Và giờ, may thay, nhờ công nghệ, rất nhiều dữ liệu học tập của học viên có thể được ghi lại dễ dàng, và yên tâm đi, mình sẽ là người ghi lại, các bạn chỉ phải nhìn kết quả thôi :v
2.       Biết mình yếu gì thì cải thiện nó, giỏi rồi thì duy trì thôi
Chắc bạn nào đi học tiếng Anh rồi sẽ gặp trường hợp là bạn đã rất giỏi Reading rồi, nhưng giáo viên cứ bắt làm đề đi làm đề lại, trong khi Speaking thì bạn đang rất ú ớ.  Hoặc trong một đề Reading, bạn đã rất giỏi dạng True False Not Given rồi mà cứ phải làm đi làm lại, trong khi thấy mình sai liên tiếp ở dạng Headings.
Khi hỏi giáo viên thì lại nhận được câu trả lời xanh rờn “Practice makes perfect” :v
Mình không nói câu đó sai, nó rất đúng, chỉ tiếc là nó được vận dụng chưa chính xác. Đúng ra giáo viên nên giao nhiều bài tập cho cái bạn yếu, ít bài tập hơn cho cái bạn đã mạnh (mình đang nói trong khuôn khổ luyện thi IETLS thôi nhé, đừng bạn nào bảo dùng luật 80 – 20 vào trường hợp này nha :v). Như vậy, nhờ đó cái gọi là “perfect” khi practice sẽ đến sớm hơn rất nhiều
ð  Điều này rất đúng bởi như kiểu bạn đi khám bệnh, bạn đau ở chân thì bạn muốn được khám và chữa chân chứ bạn đâu muốn suốt ngày khám tổng thể cho tốn kém phải không?
Nếu đúng thế tại sao ít các trung tâm hay thầy cô làm? Mình có khảo sát với một vài thầy cô có tâm thì họ đều muốn được cá nhân hóa cho học sinh nhưng thời gian đâu & công sức đâu, như vậy quá mệt mỏi so với việc cứ bê 1 giáo trình soạn sẵn và giảng. Tại sao phải sửa 1 thứ “chưa hỏng lắm”?
Well, về phía mình thì mình nghĩ học viên xứng đáng được nhiều hơn thế, và mình bỏ công sức, và 1 lần nữa, nhờ công nghệ, điều đó không quá khó khăn.
Như mình có nói ở post trước, “vấn đề” sẽ được giải quyết nếu người ta muốn “giải quyết” và mình thì RẤT RẤT RẤT MUỐN GIẢI QUYẾT.
Tóm lại, mình không muốn học viên phải
1.       Học cái họ không thích
2.       Làm đi làm lại cái họ đã ổn rồi
3.       Mất nhiều thời gian vào những cái có thể tự học ở nhà
Thay vào đó, MONG ƯỚC CỦA MÌNH LÀ
1.       Học viên được học những kiến thức có ý nghĩa không chỉ về tiếng Anh, mà còn cho cuộc sống của họ
2.       Học viên thật sự tập trung vào việc cải thiện những cái họ yếu, mà không mất quá nhiều thời gian
3.       Học viên được theo dõi tận tình & được cá nhân hóa giáo trình cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể

2 năm trước mình nghĩ điều này là không thể, nhưng “Công nghệ đã tiến lên phía trước”, mình sẽ “không bị bỏ lại phía sau”.
Đăng ký lịch hẹn để được tư vấn chuyên sâu tại ĐÂY

Tham khảo thêm các khóa học của chúng tôi tại ĐÂY



Học từ vựng là 1 sự khổ cực vô cùng tận, nhưng công nghệ đã thay đổi điều này



1. Những khó khăn thông thường khi học từ vựng:



-          Không nhớ được từ

-          Không ôn tập lại từ cũ

-          Không biết từ nào mình đã nhớ thật hay chưa

-          Hay nhầm các từ na ná nhau

-          Nhớ nghĩa nhưng không dùng được từ

-          Học quá mệt mỏi và chán



2. Tại sao Memrise lại giải quyết được những vấn đề trên



Memrise có hệ thống các bài tập trắc nghiệm sinh động và nhiều chế độ chơi khác nhau giúp học viên nhớ từ nhanh hơn



Chế độ ôn tập & ôn tập nhanh của Memrise giúp học viên có thống kê đầy đủ về những từ nào khó học và từ đó máy tính sẽ tự động hiển thị những từ đó lên nhiều hơn



Memrise có thể học bất kỳ đâu trên điện thoại, máy tính nên dù chỉ có 5’ nghỉ giải lao giữa giờ khi đi học hay 10’ nghỉ trưa bạn cũng có thể tự nâng cao trình độ bản thân



3. Memrise cũng có giới hạn



Thực chất các bài tập của Memrise vẫn là bài tập trắc nghiệm, ko phải tự luận nên theo quan điểm của Uplus, Memrise chỉ thật sự hữu ích trong việc “nhớ từ” – hỗ trợ Reading / Listening còn để thật sự thực hành được như khi viết hay nói thì sẽ cần thêm các bài tập & công cụ khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau





4. Memrise & Uplus:



Tương tự các công cụ khác, Memrise không phải duy nhất, nhưng các báo cáo & tính năng Group của Memrise được chúng tôi đánh giá cao nhất. Do đó dù Quizlet hay Duolingo cũng nổi tiếng không kém. Memrise vẫn được Uplus chọn làm bạn đồng hành cho các học viên

Học tiếng Anh phải chăng chỉ vì điểm?

Như trong post hôm trước có chia sẻ “Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”

Bài viết này chia sẻ các quan điểm cá nhân của mình về việc học Tiếng Anh để có hiệu quả lâu dài, nhưng tạm thời vẫn trong khuôn khổ là ôn thi IELTS.



Mình rất hiểu tại sao các trung tâm ít khi cho học viên học những học liệu “meaningful”. Đơn giản vì giờ đa phần học viên đều ghim sẵn trong đầu 2 câu hỏi: “Tăng được bao nhiêu điểm?” & “Làm điều đó trong bao lâu?” mỗi khi tìm chỗ học.

Vậy là nhiều bên triển khai phương thức “Làm đề, làm đề & làm đề”, thậm chí là học thuộc luôn đáp án mẫu để vừa dạy được nhanh, được nhiều và lại cực rẻ.

Mình đồng ý việc học tiếng Anh trong 1 thời gian ngắn là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, giả sử, bạn là một khách hàng khó tính và mong muốn nhiều hơn cách dạy có phần “công nghiệp” trên vì:

1. Bạn ghét cày đề vì nội dung đề quá nhạt nhẽo, bạn đã đành phải cày suốt thời cấp 3 rồi
2. Bạn cày hoài mà tốc độ cải thiện rất chậm
3. Bạn không muốn học thuộc lòng vì chẳng may đề ra khác 1 chút (ngắn hạn) hoặc giả dụ đi làm, du học thì làm gì có đề mà học thuộc.
4. Bạn muốn đằng nào cũng học tiếng Anh, thì bạn phải được đọc, được nghe những thông tin hữu ích, được nói, được viết về những vấn đề thiết thực.
Vậy thì làm thế nào để học hiệu quả? Và vẫn đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian?

-------------
Thứ nhất, Vẫn phải làm đề, nhưng làm ít thôi, quan trọng là sau mỗi bài, bạn phải thống kê được mình yếu điểm gì? Mạnh điểm gì? Có tiến triển gì không? Nếu không, tại sao?
Ngày xưa có bạn hỏi tại sao mình chạy được 10km liên tục. Mình nói đơn giản, mình có 1 chiếc đồng hồ thông minh, theo dõi được số km mình chạy mỗi ngày. Cứ thế mình nhìn vào đó, ngày hôm sau cố gắng cao hơn ngày hôm trước 200 – 300m, dần dần mình đạt được mốc 10km. (như ảnh)
Nếu được theo dõi, bạn sẽ có động lực rất lớn để vượt lên chính mình.
Và giờ, may thay, nhờ công nghệ, rất nhiều dữ liệu học tập của học viên có thể được ghi lại dễ dàng, và yên tâm đi, mình sẽ là người ghi lại, các bạn chỉ phải nhìn kết quả thôi 

-------------
Thứ hai, biết mình yếu gì thì cải thiện nó, giỏi rồi thì duy trì thôi.
Chắc bạn nào đi học tiếng Anh rồi sẽ gặp trường hợp là bạn đã rất giỏi Reading rồi, nhưng giáo viên cứ bắt làm đề đi làm đề lại, trong khi Speaking thì bạn đang rất ú ớ. Hoặc trong một đề Reading, bạn đã rất giỏi dạng True False Not Given rồi mà cứ phải làm đi làm lại, trong khi thấy mình sai liên tiếp ở dạng Headings.

Khi hỏi giáo viên thì lại nhận được câu trả lời xanh rờn “Practice makes perfect” 
Mình không nói câu đó sai, nó rất đúng, chỉ tiếc là nó được vận dụng chưa chính xác. Đúng ra giáo viên nên giao nhiều bài tập cho cái bạn yếu, ít bài tập hơn cho cái bạn đã mạnh (mình đang nói trong khuôn khổ luyện thi IETLS thôi nhé, đừng bạn nào bảo dùng luật 80 – 20 vào trường hợp này nha ). Như vậy, nhờ đó cái gọi là “perfect” khi practice sẽ đến sớm hơn rất nhiều.

Hãy hình dung như kiểu bạn đi khám bệnh, bạn đau ở chân thì bạn muốn được khám và chữa chân chứ bạn đâu muốn suốt ngày khám tổng thể cho tốn kém phải không?

Vậy tại sao ít người dạy thế? Mình có nói chuyện với 1 số thầy cô thì họ đồng ý với cách làm trên, nguyên nhân họ không làm được vì để cá nhân hóa như vậy mất rất nhiều công sức, họ cũng có tuổi rồi nên lại khó tiếp cận công nghệ để cho công việc ấy nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.

Well, về phía mình thì mình nghĩ học viên xứng đáng được nhiều hơn thế, và mình sẵn sàng bỏ công sức cũng như đầu tư về công nghệ để đạt được điều này.

Mình tin rằng học viên không nên:
1. Học cái họ không thích
2. Làm đi làm lại cái họ đã ổn rồi
3. Mất nhiều thời gian vào những cái có thể tự học ở nhà

Thay vào đó, MONG MUỐN CỦA MÌNH LÀ

1. Học viên được học những kiến thức có ý nghĩa không chỉ về tiếng Anh, mà còn cho cuộc sống của họ
2. Học viên thật sự tập trung vào việc cải thiện những cái họ yếu, mà không mất quá nhiều thời gian
3. Học viên được theo dõi tận tình & được cá nhân hóa giáo trình cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể

2 năm trước mình nghĩ điều này là không thể, nhưng “Công nghệ đã tiến lên phía trước”, mình sẽ không để các bạn “bị bỏ lại phía sau”.

Việc bộ ra đề thi THPT Quốc gia có trích dẫn sách của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – Thiện, Ác và Smartphone thật sự khiến mình thấy hài lòng 



Là một dân khối D, mình thích Văn, đặc biệt là mảng nghị luận xã hội vì nó yêu cầu người học phải quan sát rộng hơn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới bên ngoài thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở nhà trường. Vì suy cho cùng, học gì thì học cũng phải là để giải quyết những vấn đề tồn tại của xã hội chứ.
Ra đề văn như hôm nay, theo mình có 2 ý nghĩa lớn:
1. Đề trích từ sách của người Việt, 1 cuốn sách được bán rộng rãi, nó như muốn nói với các sĩ tử rằng tri thức không ở đâu xa, bạn có thể mua nó ở hiệu sách gần nhà, hoặc mua online qua Tiki, mà giá thì chỉ bằng 2 cốc trà sữa mà thôi  Quá rẻ so với 1 cuốn sách được trích làm đề Đại học nhỉ 


2. Nó tạo động lực để học viên tìm hiểu nhiều hơn về xã hội Việt Nam mà mình nghĩ con đường tốt nhất để làm điều đó (ít ra với mình) là qua sách của anh Giang, cả 2 quyển. Đặc biệt là cuốn “Bức xúc không làm ta vô can” đã đề ra quá nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội này.
Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đọc được cuốn sách ấy, nhất là ở thời điểm chuẩn bị tốt nghiệp, chuẩn bị vượt qua ngưỡng cửa cuộc đời, thì còn gì tốt bằng.
Giả dụ hơn 800.000 sĩ tử mỗi năm đọc được về khái niệm “người anh hùng thường nhật” thì chắc ít nhất cũng phải có vài ngàn người thật sự trở thành những con người ấy. Việt Nam khi ấy sẽ khác hẳn.
Đề bài này cũng một lần nữa củng cố thêm niềm tin của mình về con đường mình đang theo đuổi. Dù là học Văn, Toán, Lý, Hóa hay tiếng Anh, học gì thì học, chúng ta sẽ phải đọc rất nhiều.
Nếu đã phải đọc nhiều, tại sao không đi đọc những thứ chất lượng như những cuốn sách trên, hay ít nhất, trong trường hợp khái niệm “chất lượng” còn mù mờ và khó đong đếm thì hãy đọc về những vấn đề càng gần với nhu cầu hiện tại càng tốt.
Mình lấy ví dụ, cùng là về chủ đề Technology, một chủ đề rất thông dụng trong IELTS cả 4 kỹ năng, thay vì lấy 1 bài đọc từ 1 quyển sách giáo trình đã xuất bản cách đây 10 năm về công nghệ làm quần bò, tại sao chúng ta không đọc về VR, AR (Virtual Reality – công nghệ thực tế ảo & Augmented Reality – công nghệ thực tế tăng cường) như trong bài báo này.


Biết đâu một vài năm sau bạn lại nằm trong team phát triển Pokemon Go 2 hay có thêm ý tưởng để tăng cường trải nghiệm cho khách hàng của công ty bạn đang làm.
Vậy, “Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”
Khi ấy, vấn đề còn lại là
- Làm sao để học “có ý nghĩa” mà vẫn thi vẫn đạt được đầu ra cần thiết để đi làm, đi du học?

Mà đã là “vấn đề” thì sẽ được giải quyết nếu người ta “muốn giải quyết”.

----------------------------------
Chú thích:
Những “anh hùng thường nhật” là những người giữ được “la bàn đạo đức” của mình trong một tình huống, có thể là rất nhỏ, của cuộc sống
(Đặng Hoàng Giang - Thiện, Ác và Smartphone)


Lặn biển là 1 trong những dòng quan trọng trong "The Bucket List" của mình (cùng với Sky Diving ), năm nay rất vui là đã làm được 


Trước khi đi mình có 1 số băn khoăn nhưng tìm hiểu trên mạng thì ko thấy, đăng facebook cũng không có ai trả lời nên mình nghĩ bài viết này có thể giúp cho những người có mong muốn lặn biển như mình.
1. Giá thành & nội dung tour như thế nào?
- Scuba Diving: Lặn có bình khí, đồ lặn kín người, rất chuyên nghiệp. Dạng này đắt quá nên mình ko đi dc  2000 - 3000 baht (tương đương 1.4 - 2 tr /ng) (mà cũng chưa biết là có bao gồm tham quan các đảo không? các bạn nên hỏi kỹ)
Được cái ở Koh Phi Phi, nếu đã là Scuba Diving, sẽ guide là người nói tiếng Anh bản xứ, nên các bạn có thể yên tâm về mảng hướng dẫn của họ, chứ ko phải Thai-English như khi đi Snorkeling.
Scuba diving sẽ lặn sâu hơn do có bình dưỡng khí nên các bạn sẽ xem được nhiều loại cá & san hô hơn
Dạng này rẻ hơn, nguyên cả chuyến đi tham quan các đảo là 1000 baht / ng (700k / ng) cho chuyến từ 10h30 - 18h30 đi bằng Long tail. cũng có dạng tour ngắn hơn nhưng mình quên giá r )
Snorkeling cũng chia thành 2 loại là tour đi Long tail (như trên), và tour đi thuyền Speed boat tốc độ cao (giá 1500 baht, speedboat thì đi nhanh hơn, thăm dc nhiều điểm hơn)
Với snorkeling thì chủ yếu bạn sẽ ngắm san hô không được nhiều màu lắm & các loài cá nhỏ, nhìn những tia nắng li ti chiếu xuống mặt biển màu xanh lục đặc trưng của Koh Phi Phi (như trong clip), với mình thế là đủ hehe.
Các nội dung phía dưới mình cũng viết về Snorkeling thôi nhé
2. Có cần biết bơi để lặn biển không?
Câu trả lời là Không, nhưng nên biết bơi.
Khi xuống lặn bạn sẽ có áo phao, chỉ cần lựa cho mình 1 cái áo nào vừa vặn => bạn sẽ thấy thoải mái, nếu áo hơi rộng => bạn sẽ thấy không tự tin, cảm giác dễ chìm => khó cúi xuống ngắm cảnh đáy biển
Còn áo phao này thì có thể giúp bạn tự tin ko thể chìm nổi luôn 
Tuy nhiên nên biết bơi 1 chút để ít nhất là di chuyển được & tự tin hơn khi xuống nước ) hoặc có người kéo đi thì cũng ko sao 
3. Dụng cụ cần mang là gì?
Bạn chỉ cần mang 5 thứ sau:
- Đồ bơi - Trên thuyền cũng chả có chỗ thay đồ đâu nên thật ra bơi xong bạn chỉ khoác thêm đồ khô lúc bạn đi đến bến tàu thôi là đi về r.
Nhớ mặc đồ bơi nhé, đừng mặc quần áo bình thường xuống biển
1 là vì để lặn thoải mái, phải mặc đồ bơi, còn ko sẽ rất vướng víu
2 là đồ bơi sẽ đỡ vướng cát hơn (nếu bảo ko dính thì k phải, nhưng sẽ đỡ => vì bạn phải mặc vài tiếng đồng hồ nên nếu dính cát sẽ rất khó chịu
3 là ở Koh Phi Phi đa phần là Tây, nếu mặc vậy (với các bạn nữ), bạn sẽ cảm thấy rất lạc lõng giữa 1 rừng bikini ) I'm just saying
- Kính bơi - Thông thường các tour cũng sẽ cho các bạn kính bơi kèm ống thở, nhưng mình ko thích loại này vì nó sẽ bịt kín mũi của bạn, ống thở thì cũng vài chục người sử dụng trước đó ) mình hơi ngại
=> mình mang kính bơi riêng, các bạn nên mua kính bơi mới để nhìn được đẹp hơn. Link kính bơi mình recommend trong phần comment nhé
- Khăn tắm: Mình không đi Speedboat nên ko rõ, nhưng nếu đi Long tail, trừ khi sóng yên biển lặng 100%, còn ko chắc chắn bạn sẽ bị ướt, dù bạn ngồi vị trí nào trong thuyền, thậm chí là tát thẳng vào mặt nếu ngồi đầu, tệ hơn cả lội mưa lớn ở Hà Nội nhé.
=> nên có khăn tắm để lau khô người cho đỡ cảm nhé.
- Kem chống nắng - Rõ ràng rồi, nếu bạn ko muốn bị cháy nắng. Có 1 vài bạn nam có thể cho rằng con trai dùng kem chống nắng là " điệu ", bạn có thể nghĩ vậy cho đến khi bạn bị cháy nắng ) hơn nữa, mình chả thấy việc da đen đi có gì hay, nhất là với người châu Á (châu u thì họ lại thích làn da rám nắng) nên kem chống nắng (nhiều + loại tốt + ko dễ trôi sau khi bơi) là quan trọng. Nó còn chống cả nguy cơ ung thư da nữa đó 
- Túi chống nước (nói kỹ ở dưới)
Đồ ăn & nước uống thì được chuẩn bị sẵn r nhé (bạn sẽ có sandwich, cơm, và 1 ít hoa quả, không nhiều lắm, nếu các bạn là người ăn nhiều thì nên mang thêm Coca & bánh ngọt
4. Quay phim dưới nước


Cảm giác dưới nước ngắm san hô rất lạ, rất đặc biệt & có thể rất lâu nữa mới có thể trải nghiệm lại. Nó không như Pháo hoa ) nên các bạn hãy cố gắng quay lại nhé.
Trước khi đi mình rất lo vụ quay video này vì:
- Nếu dùng Go Pro (4 tr là rẻ nhất thì phải) thì đắt quá mà mua về, đi chơi dc 1 chuyến cũng vứt xó => lãng phí
- Nếu dùng điện thoại chống nước như S7 - S8? , nhưng đọc kỹ trên tinhte thì các chuẩn chống nước chỉ áp dụng với nước ngọt, còn nước biển có tính ăn mòn nên nếu bạn rớt xuống nước biển, đừng mong được bảo hành, đương nhiên máy bạn vẫn có thể dùng được, tùy mức độ.
=> nói chung là vẫn đắt vì mình thích xài iPhone )
- Cho vào túi chống nước? Nghĩ đến đây thì lại đọc phải bài này:
Hơi lo, nhưng cũng chỉ 50k (link mua trong comment) nên mình vẫn mua thử & ngâm trong chậu nước ở nhà thì đúng là nước có lọt vào nhưng rất ít
=> như kiểu lất phất hạt mưa vậy mà lúc mưa thì iphone 5S của mình vẫn xài ngon
=> Quyết định mang đi biển
Và kết quả là có clip dưới đây, đoạn sau mình còn cho nhúng nước rất nhiều nữa nhưng cũng vẫn ok, nên chỉ cần các bạn ko ngâm nó quá lâu (mình nghĩ 3-5 p là ổn) thì máy vẫn sẽ ổn.
Lẽ dĩ nhiên do đặc thù nước biển khác nước ngọt, nếu bị muối hay tạp chất rơi vào đúng những cổng tiếp xúc như loa, sạc,..
=> có thể linh kiện sẽ bị ăn mòn chút ít. Khuyến khích các bạn đừng cho những máy 20 chai vào, lấy máy cũ cũ đủ để quay clip là dc r 
Nhớ mua loại túi trong suốt 2 mặt & ko màu nhé => để vừa quay vừa nhìn dc màn hình, camera cũng ko bị ám màu gì
Tóm lại, nhìn clip thì có thể ko quá hấp dẫn vì mình quay nghiệp dư mà ) lúc ấy lại đang vội nữa, nhưng lặn biển với mình là 1 trải nghiệm đáng giá, đặc biệt là ở màu nước xanh ngọc tại Koh Phi Phi và bên cạnh người bạn yêu thương nữa 
Nếu có dịp, xin đừng bỏ qua và nhớ trau dồi tiếng Anh để có thể tự tin đi du lịch nước ngoài 1 cách thoải mái, tránh bị gò bó vào các hành trình của hướng dẫn viên đề ra nhé. 

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.