Latest Post




“Sai một ly đi 1 dặm” – câu nói này chắc ai cũng biết. Nếu ở 1 thời điểm, chúng ta đi sai hướng mà không được sửa hoặc được người khác định hướng lại thì chẳng mấy chốc chúng ta đã đi rất xa khỏi cái đích mà ta đang chọn.

Điều tương tự xảy ra với khi học bất cứ kỹ năng gì hoặc đi làm cũng vậy.

Nếu một vận động viên được HLV chỉnh sửa từng động tác ngay từ khi mới tập, anh ta sẽ thuần thục hơn và phát triển nhanh hơn rất nhiều một người tự học mà không biết mình sai ở đâu.

Lý thuyết này, theo mình, đáng ra phải được áp dụng khi học IELTS, nhưng…


1.       Khi làm đề Reading, Listening:

Đa phần các trung tâm rất hay cho học viên lên lớp luyện đề. Luyện xong họ có thể chữa luôn. Đây là 1 điều tốt vì học viên sẽ nhận ra ngay tại lớp tại sao mình sai và cải thiện thế nào. Nhưng cũng có bất lợi là họ chữa lâu quá, câu nào cũng chữa cả câu dễ, cả câu khó, trong khi đúng ra câu nào dễ quá rồi thì bỏ đi, để thời gian cho cái khác đúng không

Tuy nhiên vấn đề lớn hơn xảy ra nếu bạn làm ở nhà. Bạn lại phải tự lật lật mấy tờ giấy để so đáp án. Làm 1-2 lần ko sao, nhưng thử với số đề tầm 15-20 đề thì sẽ thật sự thấy nản.

Thật may là công nghệ sẽ giải quyết cả 2 vấn đề trên, ở Uplus học viên sẽ chỉ cần mất 1 phút để nhập kết quả lên máy tính và chỉ vài giây sau đó, từng học viên sẽ nhận dc chi tiết câu nào đúng, câu nào sai + 1 file hướng dẫn giải chi tiết mà bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào.

Đồng thời, giảng viên cũng dễ dàng hơn khi chữa bài bởi giờ đây, họ sẽ có số liệu về câu nào nhiều học viên làm sai để tập trung chữa những câu đó, cũng như tinh chỉnh giáo trình để cải thiện cho toàn lớp.

Hơn thế nữa, mọi dữ liệu về bài tập, các dạng câu, lý do sai cũng đều được chúng tôi lưu lại để phân tích và feedback cho các bạn :D Thật tuyệt phải không

2.       Khi làm bài Writing:

Writing là nỗi khốn khổ với nhiều học viên đi học tại các lò luyện. Nhiều nơi chỉ đơn giản chữa chính tả, ngữ pháp mà không đưa ra được giải pháp triệt để, và rồi họ lại nhai lại câu “Practice makes perfect” để ép các bạn viết nhiều đến mức chán chả buồn viết nữa.

Và khi bạn không viết thì bạn lại bị đổ tại là lười @@ Làm học sinh khổ thật.

Chưa kể thời gian để bạn nhận lại bài có thể rất dài. Bạn viết bài => Nộp bài => Chấm => Nhận lại, mỗi lần có khi cách nhau 2-3 hôm, tổng cộng có khi 1 tuần, thậm chí hơn.

Đến lúc nhận lại bài thì bạn còn chả nhớ mình viết cái gì.

Ngược lại, ở Uplus, chúng tôi tin điều học viên cần là giải pháp cho không chỉ các tình huống đặc thù các bạn gặp trong mỗi đề Writing mà còn là cách giải quyết cho những nguyên nhân gốc rễ. Và đặc biệt là phải đưa ra những phản hồi ấy thật nhanh để bạn chỉnh sửa trước khi nó thành một thói quen sai lầm khi làm bài.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn rằng chỉ sau 48 tiếng kể từ khi nộp bài, học viên sẽ nhận lại được 1 bản feedback chi tiết, và đặc biệt, bản feedback này sẽ được lưu trên Google Drive để bạn có thể xem lại bất cứ lúc nào, bản thân từng giảng viên cũng có thể xem lại mọi lúc, mọi nơi để hỗ trợ bạn tốt nhất.

Hơn thế nữa, mọi dữ liệu kể trên đều sẽ được thu thập và phân loại để tìm ra những lỗi nào bạn mắc nhiều, lỗi nào bạn mắc ít để tập trung giải quyết một cách triệt để. Chúng tôi hiểu các bạn cần những người đồng hành, giúp bạn vượt qua khó khăn, chứ không chỉ đưa ra những nhận xét vô hồn.

3.       Khi thực hành Speaking:

Với Speaking có thể tạm chia ra làm 2 dạng feedback chính là về nội dung (gồm ngữ pháp, ý tưởng, từ vựng….) và phát âm.

Về nội dung, đa phần các bên cũng sẽ feedback trực tiếp cho từng học viên, có thể trong các tiết 1-with-1 hoặc qua file audio gửi qua mail. Nhưng nó cũng có hạn chế là giảng viên đâu có thể hỗ trợ bạn 24/7.

Về mặt phát âm, nếu cũng chữa như cách trên thì quá mất thời gian. Học viên bên mình có thể dể dàng sử dụng phần mềm nhận diện giọng nói để tự nhận ra những từ nào mình đang phát âm sai, thậm chí là phần mềm cũng sẽ lưu lại giúp bạn những từ nào bạn hay dùng và hay sai để giảng viên hỗ trợ sửa tốt hơn. Những Feedback được đưa ra ngay lập tức như vậy sẽ tránh tình trạng bạn sai liên tục và sai đến nỗi không thể sửa nổi.

Mình luôn tin có nhiều cách để giải quyết 1 vấn đề, và nhờ công nghệ, những cách thức ấy sẽ càng ngày càng tiện dụng & sáng tạo hơn nữa.

Hãy đến Uplus để trải nghiệm vì Uplus muốn “khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tham khảo thêm các tính năng & lợi ích khác từ các sản phẩm của Uplus tại đây









Gần đây nhiều bên hay tung ra các bộ “đoán đề” như một cách thu hút học viên. Kèm theo đó là những dự đoán về độ khó của đề sẽ thay đổi theo những thời điểm nhất định. Mình có quan điểm khá trái chiều về hành động trên. Vậy có thực sự là có 1 thời điểm “vàng” để đăng ký thi?



Thứ nhất, về phía đơn vị ra đề, theo mình, IELTS là một kỳ thi chuẩn quốc tế, ngân hàng đề được xây dựng rất kỹ lưỡng để đảm bảo độ khó đồng đều để đánh giá chính xác thí sinh. Không phải ngẫu nhiên mà IELTS trở thành 1 chuẩn được tin cậy ở nhiều quốc gia như vậy.

Do đó, mình không tin là có lý do nào đó để cho Cambridge đưa ra những đề khó hơn, hoặc dễ hơn trong năm cả. Có thể việc các bạn nhìn thấy có 1 số thời điểm đề Writing hoặc Speaking dễ hơn, chính xác là nó “gần gũi” với cuộc sống hơn thì bạn cho rằng dễ. Tuy nhiên, nếu theo những cuốn Cambridge, đặc biệt là những cuốn gần đây như 10-11-12 thì rõ ràng nếu Writing mà vào chủ đề “lạ” thì Reading, Listening sẽ lại vào chủ đề “gần gũi” và ngược lại. Đâu đó, mình tin Cambridge phải tạo ra 1 sự cân bằng trong các đề, nhằm đảo bảo công bằng cho mọi thí sinh.

Nhưng cơ bản thì vấn đề “chủ đề” cũng dễ với người này, khó với người kia nên rất vô cùng.

Thứ hai, mình không ưa cách luyện thi mà chăm chăm vào việc đoán đề, học tủ, vì mình hiểu rằng có xác suất “trúng tủ” thì sẽ có xác suất “tủ đè”. Và Uplus của mình cam kết rất lớn về mặt đầu ra cho học viên nên chẳng may học viên bị tủ đè thì bọn mình chịu thiệt lớn vô cùng.

Do đó, hướng đi của phía mình là làm sao giúp cho học viên có thể “nhạc nào cũng nhảy”. Bởi xa hơn IELTS, thì đã học tiếng Anh, các bạn nên học sao cho sau này dùng được. Khi đi làm, đi du học rồi thì đào đâu ra ông thầy nào cho bạn “bộ đề” đúng không?

Mà đấy, nếu nhạc nào cũng nhảy thì đề nào cũng vậy thôi. Thay vì cho học thuộc lòng, Uplus chú trọng nhiều hơn ngữ pháp (thứ có thể áp dụng vào tất cả các topic) hoặc cách để lái topic của đề ra về chủ đề mình biết, ưa thích để nói cho trôi chảy.

Như vậy, về phía người ra đề (Cambridge) & người học, mình nghĩ không có chuyện đề khó đề dễ ở đây, và đề cũng không phải vấn đề mà người dạy là mình quan tâm.

Nhưng, mình vẫn coi là có 1 số thời điểm mình vẫn khuyên học viên nên đăng ký thi vì nó xuất phát từ stake holder còn lại – người chấm.

Ngày xưa thì mình cứ nghĩ Examiner IELTS được đào tạo rất bài bản, đến mức họ sẽ chấm như 1 cỗ máy, trăm người như một. Nhưng gần đây, mình lại có được thông tin rằng Examiner chỉ được đào tạo trong 3 ngày mà thôi. Từ thời điểm ấy, mình cũng cảm giác hơi mất niềm tin vào các Examiner – người sẽ chấm Speaking & Writing của các bạn. Reading, Listening thì trắc nghiệm rồi ko nói nhé.

Được đào tạo ngắn hạn, số lượng người thi ngày càng lớn, sự ức chế cũng càng ngày gia tăng khi cứ nghe đi nghe lại mấy câu trả lời dập khuôn do học thuộc lòng thì khó lòng mà Examiner công tâm được.

Ai cũng vậy, khi quá tải thì chúng ta thường làm mọi việc một cách cảm tính hơn, thiếu chính xác hơn. Do đó, mình vẫn khuyên học viên nếu có thể, nên né những đợt mà nhiều bạn sắp đi du học sẽ cuống cuồng thi.

Các đợt này sẽ bao gồm các kỳ nhập học đi Mỹ & đi Anh, đặc biệt là đi Anh dạo này mình thấy rất đông như tầm tháng 7, tháng 8 (chuẩn bị cho kỳ nhập học tháng 9).

Nhưng trên hết, thời gian “Vàng” hay không là ở “bạn”.

Tất cả những điều trên ta đều không thay đổi được, điều duy nhất bạn có thể kiểm soát là chính bạn.

-          Hãy thi khi bạn cảm thấy sẵn sàng, nhưng đừng bao giờ đợi mình tự tin 100% cả, vì thời điểm đó không tồn tại đâu 😊)

-          Luôn để cho mình thời gian để có thể thi lại lần thứ 2. Khi nước đến chân mới nhảy, tâm lý lo lắng bồn chồn, bạn rất dễ căng thẳng và thi không hiệu quả. Với một bài thi kéo dài

-          Nếu có thể hay xem thời tiết và địa điểm thi cho thuận tiện và phù hợp

-          Thi ở thời điểm có sức khỏe tốt, tránh lúc vừa ốm xong, cơ thể suy nhược, mỏi mệt

Trên đây là suy nghĩ của mình về thời điểm để thi trong 1 năm. Còn ngoài ra các bạn cũng cần cân nhắc đến việc năm nào thì nên thi theo nhu cầu cá nhân. Với mình thì mình nghĩ nếu các bạn xác định đi du học hoặc đi làm ngay sau khi tốt nghiệp, hãy thi IELTS từ đầu năm 3 hoặc cuối năm 2 (tùy đợt ra trường và nhập học).

Như thế, lúc ra trường chứng chỉ vẫn còn hạn, mà trong năm 3, năm 4 là thời điểm các bạn cũng sẽ có thêm cơ hội được tham gia các chương trình exchange, thực tập và lúc ấy những người có điểm IELTS đương nhiên CV cũng đẹp lên ít nhiều chứ. Chưa kể là bạn học trước thì lúc vào năm 3, năm 4 bạn có thể học thêm chứng chỉ nghề như CFA, ACCA,… lúc đó mà còn để IELTS làm vướng chân thì thật đáng tiếc.

Còn với những bạn có nền tảng tiếng anh tốt từ hồi thì cấp 3, thì mình khuyên là nên thi luôn, tránh để rơi rụng kiến thức, rất phí. Bạn thi xong rồi, sẽ có nhiều cơ hội đến với bạn, mà đằng nào mình cũng khá tiếng Anh rồi, thì lúc cần thi lại để đi du học thì cũng chẳng vấn đề đâu. Nhưng thi sớm từ bây giờ thì vô vàn cái lợi.

Thời gian bắt đầu học thì tùy người, tùy xuất phát điểm nên mình không dám nói, nhưng thông thường nếu học thong dong chắc cũng mất khoảng 3-4 tháng. Có thể ngắn hơn nếu các bạn đốt cháy giai đoạn, hoặc học gạo để lấy điểm, nhưng đó không phải điều mình khuyến khích.

Hãy luôn tính toán để có thời gian phát sinh nữa, mình nghe nhiều bạn kể đi học chỗ cô này thầy nọ xong chả thấy lên trình độ gì cả, thế là lại phải đổi chỗ học, nên tốt nhất cứ dư ra tầm 3-4 tháng “dự bị” nhé.

P/s: Mình nghĩ học tiếng Anh cũng là một phương án hay khi các bạn chưa biết sự nghiệp của mình sẽ theo ngành nào. Tiếp xúc với IELTS các bạn cũng sẽ được biết thêm nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, gặp gỡ nhiều bạn ở các lĩnh vực khác nhau, biết đâu cơ hội nào hay ho sẽ đến. Vậy hãy học khi còn đang rảnh bởi dù nó không phải điều kiện đủ, nhưng chắc không ai phản đối rằng tiếng Anh là một điều kiện cần then chốt cả khi học, làm việc hay du lịch :D



1. Các khó khăn khi tìm lớp học ưng ý

- Các trung tâm thường quảng cáo cơ sở vật chất tốt, giáo viên bản ngữ, nhưng đôi khi giáo viên bản ngữ lại chính là khó khăn với các bạn ở trình độ sơ cấp.- Các trung tâm có thể quảng cáo rất nhiều về 1 giáo viên, nhưng người trực tiếp dạy khóa sơ cấp mà bạn sắp học lại không phải giáo viên đó
- Hỏi kinh nghiệm đi học của bạn bè thì câu trả lời thường gọn lỏn là “cũng được”, “cũng vui”, “hay đấy”. Nhưng bản chất dịch vụ này quá phức tạp nên vài ba câu không đủ để nói lên lớp đó có phù hợp với bạn không. Rất nhiều nơi, giảng viên học viên cười “hô hố” cả buổi nhưng kết thúc khóa thì trình độ không lên được bao nhiêu.

- Các review trên mạng có độ tin cậy chưa cao. Không loại bỏ khả năng các nick ảo được lập ra để tự PR hoặc dìm hàng đối thủ
Thật ra, cách nào cũng có ưu nhược cả, nhưng theo mình bạn vẫn phải gặp các tư vấn viên và những bạn đã từng học nhưng cần chuẩn bị để hỏi đầy đủ thông tin mong muốn và tránh những ảnh hưởng từ lời ong tiếng ve.
Đừng để tư vấn viên làm chủ cuộc nói chuyện nhé. Hãy biết mình muốn gì và cần gì.
2. Thế nào là một lớp học tốt?
Theo nội dung khóa học online TESOL (*) thì một lớp học tiếng Anh hiệu quả cần phải giúp học viên đạt được 4 điểm sau:
#Competency (Năng lực): Tức là học viên phải cảm thấy khả năng của bản thân đang được cải thiện, hay như khi đi làm thì thấy mình “được việc”.
Để đạt được yếu tố này, học viên phải được học trong Sweet spot — một mức không quá dễ cũng không quá khó.
Cụ thể, “quá dễ” là bạn có thể tự làm mà không cần giáo viên hướng dẫn. Còn “quá khó” là được hướng dẫn nhưng bạn vẫn không làm được.
Sweet spot chính là mức các bạn có thể làm được khi có sự hướng dẫn.
Mình nghĩ nhiều người cũng thấy chán khi phải làm đi làm lại cái quá dễ (như chia động từ hay viết lại câu) và mệt mỏi khi phải đứng trước lớp nói liền 5 phút bằng tiếng Anh trong khi giao tiếp còn chưa vững.
Vậy mới thấy tầm quan trọng của Sweet spot.
Nhưng cái khó là làm sao tìm được Sweet spot của từng học viên và xử lý khi Sweet spot đó thay đổi theo sự tiến bộ của học viên.
Một hệ thống theo dõi kết quả học tập đủ mạnh sẽ giải quyết được hai bài toán trên, vừa giúp giáo viên có dữ liệu để đưa ra can thiệp, hỗ trợ kịp thời, học viên cũng tự nhận thức được vấn đề hoặc sự tiến bộ của bản thân, vừa rõ ràng, vừa hiệu quả.
Vậy hãy hỏi tư vấn viên bạn định học có theo dõi được điểm số và các lỗi bạn mắc phải cũng như các dữ liệu học tập khác hay không?
#Freedom (Sự tự do)
Khi học tiếng Anh hay cụ thể là IELTS, cái hay là bạn được đặt vào tình cảnh buộc phải học nhiều lĩnh vực khác nhau (Reading, Listening) và đồng thời cũng được đưa ra ý kiến cá nhân về xã hội (Writing) cũng như về chính mình (Speaking).
Thay vì gò bó học viên với những câu trả lời mẫu, mình luôn khuyến khích các bạn sáng tạo về mặt nội dung, theo đúng những kiến thức về cuộc sống các bạn đang có, hoặc những kiến thức các bạn học được từ nội dung đọc & nghe. Như vậy, bài nói sẽ tự nhiên hơn & cũng sẽ không bị lặp với bất cứ ai cả.
Sẽ rất đáng tiếc nếu giáo viên cứ ép buộc “thế này mới là đúng”, “phải trả lời theo mẫu này”,…
Một giáo viên tốt, theo mình, sẽ để học viên sáng tạo và hỗ trợ họ qua việc cung cấp các nội dung đọc, nghe theo nhu cầu và sở thích, nhất là giai đoạn mới học.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý, tính chất IELTS đòi hỏi kiến thức đa dạng, một khi học viên đã “thoải mái” hơn với tiếng Anh, những chủ đề như Khảo cổ học, Thiên văn học cần được đề cập. Khi ấy, giáo viên nên tìm cách đặt câu hỏi để giúp học viên tự tư duy 1 cách sáng tạo và liên hệ nhiều hơn đến ý nghĩa của kiến thức đó trong thực tế. Tất nhiên, việc này không dễ dàng.
#Discipline (kỷ luật)
Kỷ luật ở đây là với cả học viên và giáo viên. Một học viên liên tục đến muộn, không làm bài tập hoặc trễ deadline sẽ không có sự chuẩn bị phù hợp cho buổi học tiếp theo. Nếu có nhiều học viên như vậy => chất lượng học giảm, ảnh hưởng đến các học viên khác, đặc biệt trong hoạt động nhóm và khiến động lực học tập của cả lớp giảm.
Tương tự, nếu giảng viên trễ giờ, chữa bài quá chậm dễ dẫn đến học viên quên mất lí do mình làm sai
=> feedback mất đi tác dụng.
Học và dạy nhiều khi không vui như bạn tưởng, do đó, chúng ta cần kỷ luật để đảm bảo đôi bên đều làm việc “tử tế” với nhau để đạt được mục tiêu chung.
Đồng thời kỷ luật ở đây cũng không chỉ là phạt mà còn là thưởng một cách hợp lý để khích lệ các hành vi được mong đợi.
Nếu gặp tư vấn viên tại các trung tâm, lớp học, hãy thử hỏi xem họ quản lý tiêu chí này thế nào nhé





😀 Tiếng Anh không dễ dàng và chúng ta cần những bạn đồng hành có kỷ luật trong quá trình học nó.
#Fun (sự vui vẻ)
Học mà vui chắc ai cũng thích. Niềm vui có thể đến từ những kiến thức mới (như khi có được Freedom để học cái mình thích), được nâng cao năng lực và thấy mình tiến bộ (khi học ở Sweet spot), hoặc đơn giản là nhờ sự vui tính của người dạy.
Đây là yếu tố khó đong đếm và trừ khi bạn có bạn bè từng học giáo viên đó, còn không rất khó để đánh giá xem họ có vui tính không hoặc có đúng kiểu vui tính bạn thích ko? nói chung ca này khó.
3. Làm gì khi đã có tiêu chí?
Trên đây là 4 yếu tố quan trọng nhất được nêu trong khóa học TESOL của Arizona State University. Đương nhiên còn nhiều yếu tố khác cần cân nhắc, nhưng với mình đây là 4 yếu tố tiên quyết.
Một số yếu tố khác các bạn cũng phải lưu tâm là cơ sở vật chất (ảnh hưởng đến tâm lý, thể chất khi học), sự hỗ trợ sau khi học (hỗ trợ về apply du học hay doanh nghiệp lớn,…), tài liệu miễn phí, sĩ số lớp,…
Mình viết bài này mong có thể hỗ trợ các bạn trong khi “vặn vẹo” tư vấn viên các trung tâm, hoặc có thể hỏi kỹ hơn bạn của mình đã học tại các lớp đó, càng nhiều thông tin và thông tin càng được phân loại rõ ràng mạch lạc, cơ hội để bạn đưa ra quyết định đúng đắn càng cao 😀
Vậy còn với các bạn, tiêu chí nào là quan trọng?
 — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — 
Tầm giữa tháng 9 mình có mở hai lớp IELTS Preparation, một lớp Cơ bản (đầu ra 5.5) và một lớp Nâng cao (đầu ra 6.5+) với sĩ số < 10 người/lớp. Bạn nào quan tâm có thể inbox để mình chia sẻ kỹ hơn.
Tel: 098 296 6824
Chúc mọi người buổi tối vui vẻ.
***
Bài có dựa trên kiến thức từ:
Khóa học TESOL Certificates: Teaching English — Arizona State University
Khóa học Analytics for the Classroom Teachers — Curtin University
Khóa học IELTS Academic Test Preparation — The University of Queensland
Ảnh minh họa — Sweet Spot — TESOL Certificates: Teaching English — Arizona State University





Đợt vừa rồi mình có một học viên học IELTS để thi apply học bổng thành công đi UK. Trong quá trình ấy, mình cũng được biết thêm kha khá về hồ sơ du học, mà nổi bật nhất là 2 bức thư Statement of Purpose (SoP) và Letter of Recommendation (LoR).
Nhân dịp anh ấy vừa “vượt biên” thành công, mình muốn viết đôi dòng nhìn lại quá trình thú vị ấy.
Ngoài tác dụng chính là giấy tờ cần thiết cho hồ sơ, với mình, tác dụng phụ của việc ngồi ngẫm nghĩ 2 thư này còn tốt hơn rất nhiều.

Do nội dung,
SoP yêu cầu chúng ta nói về việc tại sao lại muốn học tại Trường X, ngành Y, thời điểm Z, chúng ta có gì phù hợp, nhu cầu chúng ta là gì,…
Tương tự, với LoR. Thật ra chính xác thì LoR phải được viết bởi 1 người từng làm việc (sếp) hoặc giảng viên đại học của học viên, nhưng có lẽ đa phần học sinh khi đi du học đều phải tự viết rồi đưa cho Sếp hoặc thầy cô đọc lại và ký chứ ít khi có thầy cô nào tự viết cho mình.
Nếu thử soi lại suốt quá trình học cấp 1-2-3 rồi ĐH tại Việt Nam, chưa một lần nào mình phải tự ngẫm về cái mình muốn & cái người khác nghĩ về mình như vậy. Do vậy, quả đúng là việc viết SoP & LoR là một sự cực khổ, vì chúng ta vốn dĩ gần như chẳng bao giờ được hỏi về những điều đó.
(thường thì hay được hỏi “làm đâu rồi? lương bao nhiêu? Lấy vợ chưa?” kiểu kiểu vậy nhỉ 😊) )
Việc tự nhìn vào chính mình rồi lại đặt mình ở vị trí người khác cho chúng ta cơ hội được hiểu thêm về bản thân mình, thậm chí tự xem xét lại xem việc du học có là cần thiết không. Có lẽ đó chính là mong muốn của các trường nước ngoài, và đó cũng là điều mà hệ thống tuyển sinh VN nên học hỏi. Chắc sẽ phần nào giảm được những thành phần mà cuối cùng ra trường lại làm trái ngành trái nghề như mình
Do hình thức,
SoP & LoR chúng ta phải viết tiếng Anh, nhiều bạn có thể coi đây lại là thêm 1 trở ngại lớn nữa, nhưng với mình thí nó vẫn cứ là cơ hội. Nó là cơ hội để nói những điều rất quan trọng mà trong tiếng Việt vốn “ngượng mồm”.
Thật vậy, khi mình học TESOL online, giảng viên TESOL có nói, khi nói các ngôn ngữ khác nhau, chúng ta như tìm thấy những “persona” (nhân dạng) khác.
Chắc ai cũng sẽ đồng ý là khi nói mấy câu sến thì nói tiếng Anh sẽ đỡ sến, hoặc khi chửi cũng vậy 😊) nghe nó cũng đỡ nặng nề.
Tương tự, nếu giờ, mình nói “Tôi muốn trở thành …” (thay vì “I want to become…”) nghe nó cứ đa cấp kiểu gì ấy 😊) vì vốn dĩ trong giao tiếp tiếng Việt, chắc chỉ ở các tổ chức đa cấp người ta mới hô hào mấy cái đó. Vô hình chung, khi nói những câu đấy, ta lại ngượng mồm. Và thế là 1 điều rất tốt lại trở nên khó khăn hơn để nói ra.
Nói đến đây lại nghĩ về IELTS Speaking, dù không được “deep” như SoP, LoR, nhưng nó cũng cho ta cơ hội được nói và quan trọng hơn là được “nghĩ” về cái mình muốn, mình thích và quan trọng hơn là đào sâu thêm “tại sao mình lại nghĩ vậy”. Bạn sẽ bất ngờ trước số lượng quyết định quan trọng mà chúng ta đưa ra mà không dựa trên 1 nguyên nhân cụ thể nào cả (hoặc nguyên nhân rất nhạt là mình thích thì mình làm …)
May thay, với yêu cầu của IELTS mong muốn người học phải kéo dài câu trả lời bằng việc đưa ra nguyên nhân, dẫn chứng cụ thể, từ đó, chúng ta buộc phải đưa ra lời giải thích. Nhờ vậy, ta càng hiểu thêm về bản thân và biết đâu nhờ việc học những câu Speaking Part 3 như “Why do people want to study abroad?” bạn sẽ tự tìm được hướng đi cho SoP, LoR vốn đang rất bí ý tưởng của mình.








Thành thật mà nói với một đứa chênh vênh tuổi 23 như mình thì cái cảm giác đó là động lực duy nhất giúp vượt qua được chuỗi ngày dài dằng dặc hết test demo rồi suy đi tính lại, sửa lên sửa xuống cái giáo trình cho học viên suốt hơn 4 tháng ròng rã từ khi nảy sinh ý tưởng về 1 chương trình học “thật sự khác biệt”.

Việc dạy cứ tưởng dễ mà khó ...không biết chừng, làm theo cái mà ai cũng làm thì dễ rồi, chẳng nhẽ cứ nhặt bài trên mạng rồi ném đấy để cho học viên học thôi. Bản thân mình cũng là người từng học & mình phát chán với kiểu đó nên cũng đã xác định luôn rằng sản phẩm của mình phải hơn thế, nó cần không chỉ tạo cảm hứng cho học viên mà quan trọng hơn là phải giúp họ vượt qua những giờ phút khó khăn, chán nản nhất.

Nâng lên đặt xuống mãi thì thấy chương trình học cũng đã rất chắc chắn rồi nhưng vẫn có chút hơi lo lắng với phương pháp tiếp cận mới và có phần hơi “dị” của bản thân. Cũng may thay, khi thầy “dám làm” thì trò cũng “dám học”, sau 2 tháng tập trung học hành, phương pháp dạy của mình đã chứng minh hiệu quả.

Cảm xúc đúng là vỡ òa cùng với học viên khi chính thức trên tay bảng điểm 6.5 Overall và sau đó niềm vui lại nhân đôi khi mình nhận thông tin học viên giành được học bổng 75% đến 1 trong những đại học uy tín nhất xứ sở sương mù.

Quả thật trong trường hợp này thì tiếng Anh, lại một lần nữa, đã phát huy công dụng quan trọng nhất của nó – cánh cửa mở đến ước mơ.

Đúng là lúc này đây, ngoài niềm tin về chặng đường mình đang đi được củng cố và sự tự hào dành cho học viên thì cũng phải cảm ơn sự cố gắng, nỗ lực và tin tưởng tuyệt đối của học viên với phương thức giảng dạy còn non trẻ và “đặc biệt” của mình.

Cái “dị” này cũng chỉ xuất phát từ chính những sự ức chế của mình khi trực tiếp trải nghiệm thị trường giáo dục tiếng Anh hiện tại. Rất hy vọng, cái sự “dị” này sẽ trở nên phổ biến trong 1 thời gian ngắn nữa.

Cuối cùng, cũng phải dành không ít lời cảm ơn các đồng sự trong team Uplus đã cùng hỗ trợ mình tạo nên 1 sản phẩm tuyệt vời này.

@Uplus team: “Our brands. Your Legacy” (General Mills Inc.)


Làm thế nào để việc học Tiếng Anh trở nên ý nghĩa hơn mà vẫn đảm bảo đầu ra để du học / đi làm?
Như trong post hôm trước có chia sẻ Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”
Mình rất hiểu tại sao các trung tâm ít khi cho học viên học những học liệu “meaningful”.  Họ có 1 áp lực lớn là phải tập trung vào cái khách hàng muốn nhất. Đó là điểm số được nâng cao trong 1 thời gian hữu hạn.
Những nhu cầu như kiểu “3 tháng tăng 1 band”, “tăng 1 band score với chỉ 72h ôn tập” trở thành những “catchy phrases” để thu hút khách và vô hình chung khiến thị trường bây giờ đi đâu cũng chỉ chăm chăm vào 2 câu hỏi: “Tăng được bao nhiêu điểm?” & “Làm điều đó trong bao lâu?”
Mình đồng ý việc học tiếng Anh trong 1 thời gian ngắn là nhu cầu hợp lý của học viên vì còn bao nhiêu việc khác phải làm mà.
Như vậy cách làm dễ thấy mà nhiều bên đang áp dụng là: “Làm đề, làm đề & làm đề”, thậm chí là học thuộc luôn đáp án mẫu.
Đó là cách nhiều nơi làm, và nó hợp lý vì nhiều học viên cũng muốn vậy, và chấp nhận vậy.
Tuy nhiên, giả sử
-      Bạn ghét cày đề vì nội dung đề quá nhạt nhẽo, bạn đã đành phải cày suốt thời cấp 3 rồi
-      Bạn cày hoài mà tốc độ cải thiện rất chậm
-      Bạn không muốn học thuộc lòng vì chẳng may đề ra khác 1 chút (ngắn hạn) hoặc giả dụ đi làm, du học thì làm gì có đề mà học thuộc.
-      Bạn muốn đằng nào cũng học tiếng Anh, thì bạn phải được đọc, được nghe những thông tin hữu ích, được nói, được viết về những vấn đề thiết thực.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vậy thì làm thế nào để học hiệu quả? Và vẫn đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian?
1.       Vẫn phải làm đề, nhưng làm ít thôi, quan trọng là sau mỗi bài, bạn phải thống kê được mình yếu điểm gì? Mạnh điểm gì? Có tiến triển gì không? Nếu không, tại sao?
Ngày xưa có bạn hỏi tại sao mình chạy được 10km liên tục. Mình nói đơn giản, mình có 1 chiếc đồng hồ thông minh, theo dõi được số km mình chạy mỗi ngày. Cứ thế mình nhìn vào đó, ngày hôm sau cố gắng cao hơn ngày hôm trước 200 – 300m, dần dần mình đạt được mốc 10km.  (như ảnh)
Nếu được theo dõi, bạn sẽ có động lực rất lớn để vượt lên chính mình.
Và giờ, may thay, nhờ công nghệ, rất nhiều dữ liệu học tập của học viên có thể được ghi lại dễ dàng, và yên tâm đi, mình sẽ là người ghi lại, các bạn chỉ phải nhìn kết quả thôi :v
2.       Biết mình yếu gì thì cải thiện nó, giỏi rồi thì duy trì thôi
Chắc bạn nào đi học tiếng Anh rồi sẽ gặp trường hợp là bạn đã rất giỏi Reading rồi, nhưng giáo viên cứ bắt làm đề đi làm đề lại, trong khi Speaking thì bạn đang rất ú ớ.  Hoặc trong một đề Reading, bạn đã rất giỏi dạng True False Not Given rồi mà cứ phải làm đi làm lại, trong khi thấy mình sai liên tiếp ở dạng Headings.
Khi hỏi giáo viên thì lại nhận được câu trả lời xanh rờn “Practice makes perfect” :v
Mình không nói câu đó sai, nó rất đúng, chỉ tiếc là nó được vận dụng chưa chính xác. Đúng ra giáo viên nên giao nhiều bài tập cho cái bạn yếu, ít bài tập hơn cho cái bạn đã mạnh (mình đang nói trong khuôn khổ luyện thi IETLS thôi nhé, đừng bạn nào bảo dùng luật 80 – 20 vào trường hợp này nha :v). Như vậy, nhờ đó cái gọi là “perfect” khi practice sẽ đến sớm hơn rất nhiều
ð  Điều này rất đúng bởi như kiểu bạn đi khám bệnh, bạn đau ở chân thì bạn muốn được khám và chữa chân chứ bạn đâu muốn suốt ngày khám tổng thể cho tốn kém phải không?
Nếu đúng thế tại sao ít các trung tâm hay thầy cô làm? Mình có khảo sát với một vài thầy cô có tâm thì họ đều muốn được cá nhân hóa cho học sinh nhưng thời gian đâu & công sức đâu, như vậy quá mệt mỏi so với việc cứ bê 1 giáo trình soạn sẵn và giảng. Tại sao phải sửa 1 thứ “chưa hỏng lắm”?
Well, về phía mình thì mình nghĩ học viên xứng đáng được nhiều hơn thế, và mình bỏ công sức, và 1 lần nữa, nhờ công nghệ, điều đó không quá khó khăn.
Như mình có nói ở post trước, “vấn đề” sẽ được giải quyết nếu người ta muốn “giải quyết” và mình thì RẤT RẤT RẤT MUỐN GIẢI QUYẾT.
Tóm lại, mình không muốn học viên phải
1.       Học cái họ không thích
2.       Làm đi làm lại cái họ đã ổn rồi
3.       Mất nhiều thời gian vào những cái có thể tự học ở nhà
Thay vào đó, MONG ƯỚC CỦA MÌNH LÀ
1.       Học viên được học những kiến thức có ý nghĩa không chỉ về tiếng Anh, mà còn cho cuộc sống của họ
2.       Học viên thật sự tập trung vào việc cải thiện những cái họ yếu, mà không mất quá nhiều thời gian
3.       Học viên được theo dõi tận tình & được cá nhân hóa giáo trình cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể

2 năm trước mình nghĩ điều này là không thể, nhưng “Công nghệ đã tiến lên phía trước”, mình sẽ “không bị bỏ lại phía sau”.
Đăng ký lịch hẹn để được tư vấn chuyên sâu tại ĐÂY

Tham khảo thêm các khóa học của chúng tôi tại ĐÂY



Học từ vựng là 1 sự khổ cực vô cùng tận, nhưng công nghệ đã thay đổi điều này



1. Những khó khăn thông thường khi học từ vựng:



-          Không nhớ được từ

-          Không ôn tập lại từ cũ

-          Không biết từ nào mình đã nhớ thật hay chưa

-          Hay nhầm các từ na ná nhau

-          Nhớ nghĩa nhưng không dùng được từ

-          Học quá mệt mỏi và chán



2. Tại sao Memrise lại giải quyết được những vấn đề trên



Memrise có hệ thống các bài tập trắc nghiệm sinh động và nhiều chế độ chơi khác nhau giúp học viên nhớ từ nhanh hơn



Chế độ ôn tập & ôn tập nhanh của Memrise giúp học viên có thống kê đầy đủ về những từ nào khó học và từ đó máy tính sẽ tự động hiển thị những từ đó lên nhiều hơn



Memrise có thể học bất kỳ đâu trên điện thoại, máy tính nên dù chỉ có 5’ nghỉ giải lao giữa giờ khi đi học hay 10’ nghỉ trưa bạn cũng có thể tự nâng cao trình độ bản thân



3. Memrise cũng có giới hạn



Thực chất các bài tập của Memrise vẫn là bài tập trắc nghiệm, ko phải tự luận nên theo quan điểm của Uplus, Memrise chỉ thật sự hữu ích trong việc “nhớ từ” – hỗ trợ Reading / Listening còn để thật sự thực hành được như khi viết hay nói thì sẽ cần thêm các bài tập & công cụ khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau





4. Memrise & Uplus:



Tương tự các công cụ khác, Memrise không phải duy nhất, nhưng các báo cáo & tính năng Group của Memrise được chúng tôi đánh giá cao nhất. Do đó dù Quizlet hay Duolingo cũng nổi tiếng không kém. Memrise vẫn được Uplus chọn làm bạn đồng hành cho các học viên

Học tiếng Anh phải chăng chỉ vì điểm?

Như trong post hôm trước có chia sẻ “Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”

Bài viết này chia sẻ các quan điểm cá nhân của mình về việc học Tiếng Anh để có hiệu quả lâu dài, nhưng tạm thời vẫn trong khuôn khổ là ôn thi IELTS.



Mình rất hiểu tại sao các trung tâm ít khi cho học viên học những học liệu “meaningful”. Đơn giản vì giờ đa phần học viên đều ghim sẵn trong đầu 2 câu hỏi: “Tăng được bao nhiêu điểm?” & “Làm điều đó trong bao lâu?” mỗi khi tìm chỗ học.

Vậy là nhiều bên triển khai phương thức “Làm đề, làm đề & làm đề”, thậm chí là học thuộc luôn đáp án mẫu để vừa dạy được nhanh, được nhiều và lại cực rẻ.

Mình đồng ý việc học tiếng Anh trong 1 thời gian ngắn là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, giả sử, bạn là một khách hàng khó tính và mong muốn nhiều hơn cách dạy có phần “công nghiệp” trên vì:

1. Bạn ghét cày đề vì nội dung đề quá nhạt nhẽo, bạn đã đành phải cày suốt thời cấp 3 rồi
2. Bạn cày hoài mà tốc độ cải thiện rất chậm
3. Bạn không muốn học thuộc lòng vì chẳng may đề ra khác 1 chút (ngắn hạn) hoặc giả dụ đi làm, du học thì làm gì có đề mà học thuộc.
4. Bạn muốn đằng nào cũng học tiếng Anh, thì bạn phải được đọc, được nghe những thông tin hữu ích, được nói, được viết về những vấn đề thiết thực.
Vậy thì làm thế nào để học hiệu quả? Và vẫn đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian?

-------------
Thứ nhất, Vẫn phải làm đề, nhưng làm ít thôi, quan trọng là sau mỗi bài, bạn phải thống kê được mình yếu điểm gì? Mạnh điểm gì? Có tiến triển gì không? Nếu không, tại sao?
Ngày xưa có bạn hỏi tại sao mình chạy được 10km liên tục. Mình nói đơn giản, mình có 1 chiếc đồng hồ thông minh, theo dõi được số km mình chạy mỗi ngày. Cứ thế mình nhìn vào đó, ngày hôm sau cố gắng cao hơn ngày hôm trước 200 – 300m, dần dần mình đạt được mốc 10km. (như ảnh)
Nếu được theo dõi, bạn sẽ có động lực rất lớn để vượt lên chính mình.
Và giờ, may thay, nhờ công nghệ, rất nhiều dữ liệu học tập của học viên có thể được ghi lại dễ dàng, và yên tâm đi, mình sẽ là người ghi lại, các bạn chỉ phải nhìn kết quả thôi 

-------------
Thứ hai, biết mình yếu gì thì cải thiện nó, giỏi rồi thì duy trì thôi.
Chắc bạn nào đi học tiếng Anh rồi sẽ gặp trường hợp là bạn đã rất giỏi Reading rồi, nhưng giáo viên cứ bắt làm đề đi làm đề lại, trong khi Speaking thì bạn đang rất ú ớ. Hoặc trong một đề Reading, bạn đã rất giỏi dạng True False Not Given rồi mà cứ phải làm đi làm lại, trong khi thấy mình sai liên tiếp ở dạng Headings.

Khi hỏi giáo viên thì lại nhận được câu trả lời xanh rờn “Practice makes perfect” 
Mình không nói câu đó sai, nó rất đúng, chỉ tiếc là nó được vận dụng chưa chính xác. Đúng ra giáo viên nên giao nhiều bài tập cho cái bạn yếu, ít bài tập hơn cho cái bạn đã mạnh (mình đang nói trong khuôn khổ luyện thi IETLS thôi nhé, đừng bạn nào bảo dùng luật 80 – 20 vào trường hợp này nha ). Như vậy, nhờ đó cái gọi là “perfect” khi practice sẽ đến sớm hơn rất nhiều.

Hãy hình dung như kiểu bạn đi khám bệnh, bạn đau ở chân thì bạn muốn được khám và chữa chân chứ bạn đâu muốn suốt ngày khám tổng thể cho tốn kém phải không?

Vậy tại sao ít người dạy thế? Mình có nói chuyện với 1 số thầy cô thì họ đồng ý với cách làm trên, nguyên nhân họ không làm được vì để cá nhân hóa như vậy mất rất nhiều công sức, họ cũng có tuổi rồi nên lại khó tiếp cận công nghệ để cho công việc ấy nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.

Well, về phía mình thì mình nghĩ học viên xứng đáng được nhiều hơn thế, và mình sẵn sàng bỏ công sức cũng như đầu tư về công nghệ để đạt được điều này.

Mình tin rằng học viên không nên:
1. Học cái họ không thích
2. Làm đi làm lại cái họ đã ổn rồi
3. Mất nhiều thời gian vào những cái có thể tự học ở nhà

Thay vào đó, MONG MUỐN CỦA MÌNH LÀ

1. Học viên được học những kiến thức có ý nghĩa không chỉ về tiếng Anh, mà còn cho cuộc sống của họ
2. Học viên thật sự tập trung vào việc cải thiện những cái họ yếu, mà không mất quá nhiều thời gian
3. Học viên được theo dõi tận tình & được cá nhân hóa giáo trình cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể

2 năm trước mình nghĩ điều này là không thể, nhưng “Công nghệ đã tiến lên phía trước”, mình sẽ không để các bạn “bị bỏ lại phía sau”.

Việc bộ ra đề thi THPT Quốc gia có trích dẫn sách của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – Thiện, Ác và Smartphone thật sự khiến mình thấy hài lòng 



Là một dân khối D, mình thích Văn, đặc biệt là mảng nghị luận xã hội vì nó yêu cầu người học phải quan sát rộng hơn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới bên ngoài thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở nhà trường. Vì suy cho cùng, học gì thì học cũng phải là để giải quyết những vấn đề tồn tại của xã hội chứ.
Ra đề văn như hôm nay, theo mình có 2 ý nghĩa lớn:
1. Đề trích từ sách của người Việt, 1 cuốn sách được bán rộng rãi, nó như muốn nói với các sĩ tử rằng tri thức không ở đâu xa, bạn có thể mua nó ở hiệu sách gần nhà, hoặc mua online qua Tiki, mà giá thì chỉ bằng 2 cốc trà sữa mà thôi  Quá rẻ so với 1 cuốn sách được trích làm đề Đại học nhỉ 


2. Nó tạo động lực để học viên tìm hiểu nhiều hơn về xã hội Việt Nam mà mình nghĩ con đường tốt nhất để làm điều đó (ít ra với mình) là qua sách của anh Giang, cả 2 quyển. Đặc biệt là cuốn “Bức xúc không làm ta vô can” đã đề ra quá nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội này.
Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đọc được cuốn sách ấy, nhất là ở thời điểm chuẩn bị tốt nghiệp, chuẩn bị vượt qua ngưỡng cửa cuộc đời, thì còn gì tốt bằng.
Giả dụ hơn 800.000 sĩ tử mỗi năm đọc được về khái niệm “người anh hùng thường nhật” thì chắc ít nhất cũng phải có vài ngàn người thật sự trở thành những con người ấy. Việt Nam khi ấy sẽ khác hẳn.
Đề bài này cũng một lần nữa củng cố thêm niềm tin của mình về con đường mình đang theo đuổi. Dù là học Văn, Toán, Lý, Hóa hay tiếng Anh, học gì thì học, chúng ta sẽ phải đọc rất nhiều.
Nếu đã phải đọc nhiều, tại sao không đi đọc những thứ chất lượng như những cuốn sách trên, hay ít nhất, trong trường hợp khái niệm “chất lượng” còn mù mờ và khó đong đếm thì hãy đọc về những vấn đề càng gần với nhu cầu hiện tại càng tốt.
Mình lấy ví dụ, cùng là về chủ đề Technology, một chủ đề rất thông dụng trong IELTS cả 4 kỹ năng, thay vì lấy 1 bài đọc từ 1 quyển sách giáo trình đã xuất bản cách đây 10 năm về công nghệ làm quần bò, tại sao chúng ta không đọc về VR, AR (Virtual Reality – công nghệ thực tế ảo & Augmented Reality – công nghệ thực tế tăng cường) như trong bài báo này.


Biết đâu một vài năm sau bạn lại nằm trong team phát triển Pokemon Go 2 hay có thêm ý tưởng để tăng cường trải nghiệm cho khách hàng của công ty bạn đang làm.
Vậy, “Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”
Khi ấy, vấn đề còn lại là
- Làm sao để học “có ý nghĩa” mà vẫn thi vẫn đạt được đầu ra cần thiết để đi làm, đi du học?

Mà đã là “vấn đề” thì sẽ được giải quyết nếu người ta “muốn giải quyết”.

----------------------------------
Chú thích:
Những “anh hùng thường nhật” là những người giữ được “la bàn đạo đức” của mình trong một tình huống, có thể là rất nhỏ, của cuộc sống
(Đặng Hoàng Giang - Thiện, Ác và Smartphone)

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.