Hãy học tiếng Anh như ôn thi Đại học môn Văn (kiểu mới)

Việc bộ ra đề thi THPT Quốc gia có trích dẫn sách của Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang – Thiện, Ác và Smartphone thật sự khiến mình thấy hài lòng 



Là một dân khối D, mình thích Văn, đặc biệt là mảng nghị luận xã hội vì nó yêu cầu người học phải quan sát rộng hơn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới bên ngoài thay vì chỉ chăm chăm vào sách vở nhà trường. Vì suy cho cùng, học gì thì học cũng phải là để giải quyết những vấn đề tồn tại của xã hội chứ.
Ra đề văn như hôm nay, theo mình có 2 ý nghĩa lớn:
1. Đề trích từ sách của người Việt, 1 cuốn sách được bán rộng rãi, nó như muốn nói với các sĩ tử rằng tri thức không ở đâu xa, bạn có thể mua nó ở hiệu sách gần nhà, hoặc mua online qua Tiki, mà giá thì chỉ bằng 2 cốc trà sữa mà thôi  Quá rẻ so với 1 cuốn sách được trích làm đề Đại học nhỉ 


2. Nó tạo động lực để học viên tìm hiểu nhiều hơn về xã hội Việt Nam mà mình nghĩ con đường tốt nhất để làm điều đó (ít ra với mình) là qua sách của anh Giang, cả 2 quyển. Đặc biệt là cuốn “Bức xúc không làm ta vô can” đã đề ra quá nhiều vấn đề nhức nhối của xã hội này.
Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đọc được cuốn sách ấy, nhất là ở thời điểm chuẩn bị tốt nghiệp, chuẩn bị vượt qua ngưỡng cửa cuộc đời, thì còn gì tốt bằng.
Giả dụ hơn 800.000 sĩ tử mỗi năm đọc được về khái niệm “người anh hùng thường nhật” thì chắc ít nhất cũng phải có vài ngàn người thật sự trở thành những con người ấy. Việt Nam khi ấy sẽ khác hẳn.
Đề bài này cũng một lần nữa củng cố thêm niềm tin của mình về con đường mình đang theo đuổi. Dù là học Văn, Toán, Lý, Hóa hay tiếng Anh, học gì thì học, chúng ta sẽ phải đọc rất nhiều.
Nếu đã phải đọc nhiều, tại sao không đi đọc những thứ chất lượng như những cuốn sách trên, hay ít nhất, trong trường hợp khái niệm “chất lượng” còn mù mờ và khó đong đếm thì hãy đọc về những vấn đề càng gần với nhu cầu hiện tại càng tốt.
Mình lấy ví dụ, cùng là về chủ đề Technology, một chủ đề rất thông dụng trong IELTS cả 4 kỹ năng, thay vì lấy 1 bài đọc từ 1 quyển sách giáo trình đã xuất bản cách đây 10 năm về công nghệ làm quần bò, tại sao chúng ta không đọc về VR, AR (Virtual Reality – công nghệ thực tế ảo & Augmented Reality – công nghệ thực tế tăng cường) như trong bài báo này.


Biết đâu một vài năm sau bạn lại nằm trong team phát triển Pokemon Go 2 hay có thêm ý tưởng để tăng cường trải nghiệm cho khách hàng của công ty bạn đang làm.
Vậy, “Đằng nào cũng mất công học tiếng Anh, cũng phải đọc ngần ấy từ học thuật, tại sao không đọc cái gì có ý nghĩa hơn?”
Khi ấy, vấn đề còn lại là
- Làm sao để học “có ý nghĩa” mà vẫn thi vẫn đạt được đầu ra cần thiết để đi làm, đi du học?

Mà đã là “vấn đề” thì sẽ được giải quyết nếu người ta “muốn giải quyết”.

----------------------------------
Chú thích:
Những “anh hùng thường nhật” là những người giữ được “la bàn đạo đức” của mình trong một tình huống, có thể là rất nhỏ, của cuộc sống
(Đặng Hoàng Giang - Thiện, Ác và Smartphone)

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.